Hệ thống chống bó phanh ABS
* Nguyên lý hoạt động : Đây là một hệ thống sử dụng các cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình phanh của xe. Hệ thống này giám sát tốc độ của các bánh khi phanh. Khi một hoặc nhiều lốp có hiện tượng bó cứng, hệ thống này sẽ điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh, loại bỏ khả năng lốp trượt - duy trì khả năng điều khiển xe. Thông thường hệ thống máy tính trên xe có trang bị ABS sẽ thay đổi áp lực phanh khoảng 30 lần/giây, từ mức áp lực tối đa lên một bánh xe đến áp lực bằng 0 ( Theo Wikipedia )
Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm một máy tính, 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh và các van thủy lực. Khi CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, nó sẽ tự động giảm áp suất tác động lên phanh. Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, Chíp điện tử cũng tự động tác động lực trở lại, đồng thời tạo độ rung ở bàn đạp phanh để báo cho người lái biết ABS đang hoạt động. Khi hoạt động, ABS nhả - nhấn piston khoảng 15 lần mỗi giây. Nhờ đó khi xảy ra các tình huống khẩn cấp hệ thống ABS sẽ giúp người lái có thể kiểm soát quá trình chuyển động trong suốt quá trình phanh.
Sự khác nhau giữa hệ thống phanh ABS |
Hệ thống phanh ABS có các bộ phận chính sau đây:
ECU điều khiển trượt : Bộ phận này xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến và điều khiển bộ chấp hành của phanh. Gần đây, một số kiểu xe có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.
Công tắc phanh : báo cho ECU biết khi nào người lái đạp phanh và dừng đạp phanh
Bộ chấp hành của phanh: Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất thuỷ lực của các xilanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
Cảm biến tốc độ : Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.
Ngoài ra, trên táp lô điều khiển còn có:
Đèn báo táp-lô : Đèn báo của ABS, khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này bật sáng để báo cho người lái. Đèn báo hệ thống phanh, khi đèn này sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS, nó báo cho người lái biết rằng có trục trặc ở hệ thống ABS và EBD. Công tắc đèn phanh: Công tắc này phát hiện bàn đạp phanh đã được đạp xuống và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. ABS sử dụng tín hiệu của công tắc đèn phanh. Tuy nhiên dù không có tín hiệu công tắc đèn phanh vì công tắc đèn phanh bị hỏng, việc điều khiển ABS vẫn được thực hiện khi các lốp bị bó cứng. Trong trường hợp này, việc điều khiển bắt đầu khi hệ số trượt đã trở nên cao hơn (các bánh xe có xu hướng khoá cứng) so với khi công tắc đèn phanh hoạt động bình thường.
Cảm biến giảm tốc: Chỉ có ở một số loại xe. Cảm biến giảm tốc cảm nhận mức giảm tốc của xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. Bộ ECU đánh giá chính xác các điều kiện của mặt đường bằng các tín hiệu này và sẽ thực hiện các biện pháp điều khiển thích hợp.
+ Ưu điểm của ABS
Khi bạn đạp phanh trong trường hợp khẩn cấp, bốn bánh xe của bạn bị khóa cứng, xe của bạn bị văng tự do và trượt dài xuống mặt đường, đặc biệt là trong thời tiết mưa trơn hoặc băng giá, lúc đó vô cùng nguy hiểm bởi điều này không chỉ làm tăng cự ly trước khi dừng xe lại, đồng thời tài xế mất khả năng kiểm soát ( mất lái )
Trường hợp xe được trang bị ABS có lợi thế là trong việc duy trì kiểm soát hướng và ổn định. Khả năng của hệ thống phanh chống khóa cứng từng bánh để cho phép các trình điều khiển phanh nhả-nhấn píston 15 lần mỗi giây . Vì vậy, lợi thế chính là chống bó cứng phanh đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả phanh, giúp tài xế ổn định tay lái, kiểm soát tốt vô lăng. Trong một số trường hợp, ABS làm giảm khoảng cách khi xảy ra tình huống khẩn cấp, đặc biệt trên mặt đường ướt, trơn trượt
+ Nhược điểm của ABS
Trong khi nhiều người tin rằng khoảng cách dừng lại được ngắn hơn với ABS, các nghiên cứu đã cho thấy không có sự giảm đáng kể trong hầu hết trường hợp. Các ngoại lệ là đường đá dăm, sỏi và mặt đường có nước
Tuy nhiên, trong điều kiện vận hành thực tế, số tai nạn và tỷ lệ chấn thương giữa các xe có ABS và không có ABS là như nhau, thậm chí nó còn làm tăng mức độ nghiêm trọng thêm trong các tình huống
Những nghiên cứu trên xe taxi cho thấy các tài xế thường có xu hướng chủ quan và rơi vào tình huống như phóng nhanh, lạng lách, vượt ẩu khi biết xe mình được trang bị hệ thống ABS. Kết quả đó được thể hiện theo thống kê về các vụ va quệt, đâm đổ. Theo đó tỷ lệ về số vụ tai nạn giũa xe có ABS và không có ABS là tương đương.
Đặc biệt, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ABS không thực sự hiệu quả mặt đường khô ráo và có quãng đường phanh dài hơn trên tuyết, ngoài ra xe lắp ABS có tỷ lệ lật úp cao hơn, va chạm với xe khác nhiều hơn, tài xế thường lái nhanh và phanh muộn hơn. Tổ chức an toàn giao thông AAA Foundation ở Mỹ kết luận, nếu điều khiển sai quy cách, những chiếc xe lắp ABS cũng dễ mất lái hơn, do rất nhiều tài xế không biết sử dụng phanh ABS một cách chuẩn xác. Hạn chế của phanh ABS đã được đề cập khá lâu. Năm 1994, theo tài liệu của tiến sĩ Chasrle J. Kahane gửi cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ thì số lượng va chạm khiến các xe bị lật ( va chạm cạnh hay phía trước ) tăng đối với những chiếc xe có lắp ABS. Trong đó số vụ lật xe gây chấn thương là 28% và không gây chấn thương là 19%
Viện an toàn giao thông quốc gia Mỹ IIHS đã từng ra thông báo với nội dung; “ Hệ thống chống bó cứng phanh không làm giảm các tai nạn gây chấn thương và người ngồi trên xe lắp ABS có nguy cơ gặp sự có cao hơn” ( Theo oto-hui.com )
+ Sử dụng phanh ABS đúng cách
Khi đi học lái xe thường được hướng dẫn đạp và nhả phanh khi di chuyển trên mặt đường trơn trượt để tránh trượt. Nhưng với hệ thống phanh ABS lái xe phải tạo một áp lực mạnh và liên tục lên chân phanh- không nhả, đạp phanh- là điều cần thiết để kích hoạt tính năng của hệ thống ABS
Rất nhiều lái xe không được cảnh báo sự dao động của bàn đạp phanh khi xe có ABS, hệ thống này chỉ được kích hoạt khi bạn giữ nguyên chân phanh, nó dao động và gây ra tiếng ồn là chuyện bình thường, chứng tỏ rằng hệ thống ABS đang hoạt động chuẩn xác. Bạn không nên cố gắng đạp-nhả phanh để tránh khỏi việc bánh xe bị bó cứng. Hệ thống sẽ tự động phanh-nhả nhanh hơn nhiều so với phản xạ của tài xế
Ghi nhớ
Ưu điểm chính của hệ thống ABS là ngăn ngừa sự bó cứng của bánh xe, nó giúp các bánh xe di chuyển trong trong môi trường trơn trượt không kiểm soát được. Chính vì vậy ABS cho phép bạn duy trì kiểm soát sự điều khiển xe trong lúc phanh khẩn cấp, tuy nhiên nó chỉ hoạt động nếu bạn tiếp tục điều khiển
Hãy luôn giữ chân của bạn trên bàn đạp phanh.Duy trì sự vững chắc và tạo áp lực liên tục trên bàn đạp phanh, ngay cả khi bàn đạp bị dao động.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét